Ngày nay tự động hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đời sống và công nghiệp, tự động hóa đã phát triển đến trình độ cao nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, tiến bộ của ngành điện tử, tin học…Chính vì vậy mà nhiều hệ thống điều khiển ra đời, nhưng phát triển mạnh và có khả năng ứng dụng rộng là Bộ điều khiển lập trình PLC, trong bài này sẽ nói về định nghĩa PLC, lịch sử ra đời của PLC, các ứng dụng PLC trong đời sống.
1. PLC là gì ?
PLC là viết tắt của tiếng Anh: Programmable Logic Controller là một bộ điều khiển logic lập trình được. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, General Electric, Omron, Honeywell...
PLC (Programmable Logic Controller hay Programmable Controller) thực chất là một máy tính điện tử được sử dụng trong các quá trình tự động hóa trong công nghiệp. Thiết bị điều khiển có thể "lập trình mềm", làm việc theo chương trình lưu trong bộ nhớ (như 1 máy tính điều khiển chuyên dụng) Thích hợp nhất cho điều khiển logic (thay thế các rơle), song cũng có thể chức năng điều chỉnh (như PID, mờ,...) và các chức năng tính toán khác.
2. Lịch sử phát triển của PLC.
1968: Richard Morley sáng tạo ý tưởng PLC cho General Motors
1969: PLC đầu tiên (Allen Bradley và Bedford), được GM sử dụng trong công nghiệp ô-tô (128 DI/DO, 1kByte bộ nhớ)
1971: Ứng dụng PLC đầu tiên ngoài CN ô-tô
1973: PLC „thông minh" với khả năng tính toán, điều khiển máy in, xử lý dữ liệu, giao diện màn hình
1975: PLC với bộ điều khiển PID
1976: Lần đầu tiên sử dụng trong hệ thống phân cấp điều khiển dây chuyền sản xuất
1977: mP-based PLC
1980: Các module vào/ra thông minh
1981: PLC nối mạng, 16-bit PLC, các màn hình CRT màu
1982: PLC với 8192 I/O (lớn nhất)
1992: Chuẩn IEC 61131 ra đời
1996: Slot-PLC, Soft-PLC,...
3. Các ứng dụng của PLC
Dựa vào vai trò, chức năng hệ thống PLC mà chia thành nhóm dành cho các nhóm ngành cụ thể :
– Giám sát quá trình trong nhà máy nhiệt điện, thủy điện;
– Dây chuyền đóng gói;
– Dây chuyền sản xuất bia, rượu;
– Dây chuyền sản xuất xi măng;
– Hệ thống nâng, vận chuyển;
– Hệ thống bơm nước sinh hoạt, xử lý nước thải;
– Quản lý tự động bãi đậu xe;
– Điều khiển thang máy;
– Dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm, may mặc;
– Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy;
– Hệ thống báo động.
Các danh sách liệt kê ở trên không thể miêu tả hết được các ứng dụng PLC trong đời sống.
Wakanda chuyên cung cấp và sửa chữa các thiết bị PLC, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được phục vụ.
Hotline: 0866800097, email: info@wakanda.vn